Monday, September 13, 2021

Ho sổ mũi lâu ngày không khỏi nên uống gì tốt nhất?

Ho sổ mũi lâu ngày là hiện tượng thường gặp, đặc biệt dễ xuất hiện trong thời điểm giao mùa khiến người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nhất là những gợi ý giúp điều trị bệnh ho lâu ngày hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Ho sổ mũi lâu ngày là hiện tượng thường gặp.

Ho sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không?

Ho kèm theo sổ mũi là một bệnh lý xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên thường có mức độ nguy hiểm không cao. Thông thường, nếu được điều trị đúng cách, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, ho sổ mũi lâu ngày không khỏi nếu không được quan tâm, điều trị có thể gây ra những bệnh lý và biến chứng nguy hiểm như:
  • Bệnh viêm tai giữa: Khi tình trạng ho sổ mũi kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân bị viêm tai giữa bởi vi khuẩn, virus tấn công vào vị trí ở phía sau màng nhĩ. Do tai bị ứ đọng dịch lâu ngày, từ đây bệnh nhân thường cảm thấy bị đau tai, chảy dịch ra ngoài lỗ tai. Nghiêm trọng hơn, viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của người mắc bệnh.
  • Bệnh hen suyễn: Tình trạng này kéo dài cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng các cơn hen suyễn, khiến tình trạng bệnh thêm phần nặng hơn.
  • Các bệnh lý khác: Ngoài những vấn đề trên, ho, sổ mũi kéo dài cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi,… Đây đều là các bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, khiến cho thời gian điều trị kéo dài.

Bị ho sổ mũi lâu ngày không khỏi nên uống gì?

Để ngăn ngừa những biến chứng thường gặp do ho sổ mũi gây nên, việc điều trị sớm, triệt để chắc chắn là điều vô cùng cần thiết. Vậy trong trường hợp này, người bệnh nên uống gì để nhanh khỏi bệnh? Một số gợi ý các bạn có thể tham khảo gồm có:

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm ho: Các loại thuốc như Codein và Dextromethorphan có tác dụng ức chế trung tâm gây ho để từ đây làm giảm phản xạ ho. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi không được chỉ định. Bởi lẽ nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng khi bị ho khan dữ dội, ho lâu ngày không khỏi gây mệt mỏi, nôn ói và mất ngủ.
  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này hiện được điều chế thành 2 dạng là siro và thuốc nước với khả năng điều trị ho, sổ mũi do nguyên nhân dị ứng. Đồng thời, thuốc cũng giúp làm dịu họng, giảm các triệu chứng tạm thời ho do, sổ mũi gây ra.
  • Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm đường hô hấp nặng do vi khuẩn tấn công. Tùy thuộc vào độ tuổi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc kháng sinh sao cho phù hợp.
  • Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi: Được sử dụng phổ biến có khả năng co mạch cục bộ, giúp giảm tình trạng sung huyết và nghẹt mũi.
Về cơ bản, các loại thuốc trên cần phải được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Do đó, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Thiên Môn Bổ Phổi – Giải pháp đẩy lùi ho lâu ngày hiệu quả

Song song với việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể dùng thêm một số sản phẩm bổ trợ, giúp bổ phổi, giảm ho hiệu quả. Nổi bật có thể kể đến Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông.

Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông.

Sản phẩm có thành phần chính là Thiên môn đông, cây thuốc được biết đến với công dụng làm mát phổi, giúp khí trong phổi lưu thông tốt. Đồng thời giúp điều trị các chứng ho như ho khan, ho có đờm, miệng khô, họng sưng đau, viêm phổi...

Bên cạnh thành phần trên, Thiên Môn Bổ Phổi còn bổ sung thêm 10 vị thuốc quý khác là: Bạc Hà, Tỳ Bà Diệp, Trần Bì, Dâu, Sa Sâm, Phục Linh, Cát Cánh, Sài Hồ, Ngũ Vị Tử có tác dụng đặc biệt hiệu quả giúp dưỡng âm, bổ phổi, đẩy lùi chứng ho khan, ho gió, ho có đờm, hen suyễn, đau rát họng, miệng khô và khàn tiếng.

Hiện nay, Thiên Môn Bổ Phổi có hai dòng sản phẩm cho người lớn (280ml) và trẻ em (90ml) với bao bì rất tiện dụng, phù hợp với mọi gia đình.

Về cơ bản, khi có dấu hiệu ho, sổ mũi, tốt nhất người bệnh nên áp dụng phương pháp điều trị sớm, triệt để. Tuyệt đối không nên để tình trạng bệnh kéo dài để bảo vệ sức khỏe tối ưu.

0 comments:

Post a Comment